Mini App – Giải pháp bức phá trên thị trường dành cho doanh nghiệp Startup

Mini App Giải pháp bức phá trên thị trường dành cho doanh nghiệp Startup

Trong môi trường kinh doanh ngày nay, các doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều thách thức mới và cạnh tranh gay gắt trên thị trường. Và thị trường ngày càng nhiều công ty khởi nghiệp (Startup). Để trở nên nổi bật và đạt được sự thành công, thì các Startup cần phải làm sao? Startup với Zalo Mini App liệu có phải là giải pháp tối ưu cho doanh nghiệp? Hãy cùng DigiBird tìm hiểu giải pháp cần cho những nhà khởi nghiệp.

1. Doanh nghiệp Startup là gì?

Doanh nghiệp Startup là gì?

Startup hay khởi nghiệp là một loại hình doanh nghiệp mới được thành lập. Đưa ra sản phẩm mới đang ở mức độ “đang phát triển” và đang thăm dò thị trường. Quan trọng nhất là có khả năng tăng trưởng nhanh. Tuy nhiên những doanh nghiệp này lại có tỷ lệ “chết” rất lớn.

Giai đoạn startup sẽ kết thúc sau khi việc kinh doanh vượt qua một số mốc nhất định. Hay là kết thúc tồn tại như một đơn vị độc lập thông qua việc sát nhập hay hùn vốn. Theo chiều hướng khác là doanh nghiệp thất bại hoàn toàn và chấm dứt sự tồn tại.

Các công ty khởi nghiệp thường được đầu tư dưới dạng là tài trợ. Nhà nước sẽ không tài trợ cho các doanh nghiệp này. Tất cả các giá trị của các công ty startup là dựa vào sở hữu trí tuệ. Như vậy, điều tối quan trọng cho các startup công nghệ là phải có chiến lược bảo vệ tài sản trí tuệ càng sớm càng tốt. Nhà nước đứng ra bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ này. 

2. Phân biệt doanh nghiệp Startup và doanh nghiệp SMEs

Phân biệt doanh nghiệp Startup và doanh nghiệp SMEs

Con đường Startup luôn đầy chông gai và nhiều thử thách. Phải cạnh tranh với loại hình doanh nghiệp có trên thị trường. Và trong số đó, các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) cũng là đối thủ của các Startup. Vậy bạn có phân biệt doanh nghiệp nào là Startup? Nào là SME? Dưới đây là một bảng phân biệt sự khác nhau giữa công ty startup và các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs).

Tiêu chíStartupSMEs
Mô hìnhCông ty nhỏ nhưng tầm nhìn lớn. Mô hình có thể tác động đến thị trường hiện tại Có cấu trúc theo mô hình đã có sẵn. Hoạt động dựa trên nhu cầu và số lượng khách hàng
Lợi thế cạnh tranhDựa trên ý tưởng độc đáo, chiếm lĩnh thị trường nhanhDựa trên nhu cầu thị trường
Mức độ rủi roCao, không chắc chắn về thành công hay thất bạiÍt hơn, đã có nhiều người theo đuổi và kiếm được lợi nhuận
Mục đích và nguồn vốnHướng đến sự phát triển bền vững, tạo ra sự khác biệt và ảnh hưởng lớn. Phụ thuộc vào vốn đầu tư từ bên ngoàiHướng đến sự ổn định, duy trì và mở rộng thị phần. Có nguồn lực hạn chế, tự chuẩn bị vốn
Công nghệTheo đuổi những thứ chưa từng được biết đến nên đòi hỏi công nghệ phải phát triển và tiên phongCông nghệ đã có sẵn trên thị trường và chỉ cần nâng cấp thêm để đạt được hiệu quả tốt

3. Các trở ngại đối với doanh nghiệp Startup hiện nay?

Các trở ngại đối với doanh nghiệp Startup hiện nay?

Trong quá trình phát triển của bất cứ doanh nghiệp nào đi chăng nữa thì cũng có những khó khăn và trở ngại riêng. Doanh nghiệp Startup cũng vậy, cũng có những rào cản như:

Vốn đầu tư hạn chế

Rất nhiều startup gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn vốn đầu tư ban đầu để phát triển ý tưởng và sản phẩm của mình. Thiếu vốn có thể hạn chế khả năng mở rộng và ảnh hưởng đến sự phát triển của startup.

Cạnh tranh khốc liệt

Thị trường startup đầy cạnh tranh, và các doanh nghiệp mới phải cạnh tranh với các công ty lớn, có nguồn lực và kinh nghiệm lớn hơn. Đây là một trở ngại lớn đối với startup để thu hút và giữ chân khách hàng.

Thiếu kinh nghiệm

Các nhà sáng lập startup thường thiếu kinh nghiệm trong việc quản lý doanh nghiệp mới và thiếu kinh nghiệm trong lĩnh vực mà họ đang hoạt động. Điều này có thể gây ra các sai lầm chi phí và không hiệu quả trong quá trình kinh doanh.

Pháp lý và quản lý rủi ro

Các doanh nghiệp startup phải tuân thủ các quy định pháp lý và tuân thủ quan trọng, nhưng việc này có thể rất phức tạp và tốn kém. Họ cũng phải đối mặt với rủi ro và trách nhiệm pháp lý trong quá trình kinh doanh. Như việc bảo vệ sở hữu trí tuệ và đảm bảo an toàn thông tin của khách hàng.

Thiếu nguồn nhân lực

Tìm kiếm và thu hút các nhân lực chất lượng cao có thể là một thách thức cho các startup. Doanh nghiệp mới thường không thể cung cấp những lợi ích và mức lương cao như các công ty lớn. Khiến cho việc thu hút và giữ chân nhân viên tại các startup trở nên khó khăn.

Khách hàng không chịu rủi ro

Khởi nghiệp thường liên quan đến việc đưa ra các ý tưởng, sản phẩm và dịch vụ mới. Mà khách hàng chưa từng sử dụng hoặc chưa chắc chắn về hiệu quả. Điều này có thể làm cho việc tìm khách hàng và xây dựng niềm tin trở nên khó khăn đối với các doanh nghiệp startup.

4. Các lý do doanh nghiệp Startup nên phát triển Zalo Mini App

Các lý do doanh nghiệp Startup nên phát triển Zalo Mini App

Với những trở ngại của Startup phải và đang đối mặt thì những chủ doanh nghiệp cần tìm ra giải pháp để giảm bớt áp lực. Giải pháp tìm ra cần phải giải quyết nhiều vấn đề nhưng vẫn phải tối ưu về nhiều mặt. Với suy nghĩ đó, DigiBird đề xuất cho các Startup với Zalo Mini App. 

Zalo Mini App là những “chương trình nhỏ” chạy trực tiếp trên nền tảng Zalo. Đây là một giải pháp hiệu quả dành cho doanh nghiệp. Có một số lý do chính mà các doanh nghiệp Startup nên lựa chọn phát triển Zalo Mini App như sau:

Xem thêm: Zalo Mini App là gì? – Nên tự phát triển hay thuê đơn vị trung gian?

Tiếp cận người dùng lớn

Zalo là ứng dụng nhắn tin và gọi điện miễn phí phổ biến nhất tại Việt Nam, với hơn 70 triệu người dùng. Khi phát triển Zalo Mini App, bạn có thể tiếp cận đến một lượng khách hàng khổng lồ và tiềm năng chuyển đổi tăng doanh thu.

Tiết kiệm chi phí

Mini App Zalo cho phép các doanh nghiệp phát triển ứng dụng mà không cần đầu tư quá nhiều vào việc xây dựng và duy trì như một ứng dụng độc lập. Bạn không cần phải tốn nhiều thời gian và chi phí để phát triển ứng dụng trên các nền tảng khác nhau. Như iOS, Android hay Web. 

Tối ưu hóa trải nghiệm người dùng

Mini App giúp người dùng dễ dàng truy cập, trải nghiệm nhanh chóng đa dạng các dịch vụ chỉ trên một ứng dụng duy nhất. Người dùng không cần phải tải xuống hay lưu trữ ứng dụng riêng biệt, giảm thiểu chiếm dung lượng và tiêu hao pin.

Tích hợp tiện ích Zalo mạnh mẽ

Khi xây dựng Zalo Mini App, bạn có thể tận dụng các tính năng sẵn có trên Zalo như Zalo Broadcast, Zalo Store, Zalo Post,… Để quảng bá sản phẩm, dịch vụ, tăng tương tác và tham gia của khách hàng.

Tiếp cận khách hàng mục tiêu, công cụ Marketing hiệu quả

Zalo Mini App cho phép doanh nghiệp chọn đối tượng khách hàng mục tiêu đặc biệt và tương tác với họ trực tiếp. Điều này giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi và phát triển các chiến dịch marketing đích thực.

Và nếu như các bạn vẫn còn băn khoăn về Zalo Mini App, liệu đây là cơ hội hay một nước đi đầy mạo hiểm. Hãy tham gia ngay Webinar của chúng tôi để được giải đáp nhé! 

Tham gia: Webinar: Zalo Mini App – Mạo hiểm hay cơ hội cho Startup

webinar zalo mini app: mạo hiểm hay cơ hội cho startup

5. Kết luận 

Các công ty khởi nghiệp phải cố nắm bắt cơ hội và xu hướng của thị trường và tìm kiếm sự hỗ trợ từ bên ngoài đề ra các giải pháp tối ưu phát triển. Startup với Mini App sẽ là một công cụ mạnh mẽ giúp các doanh nghiệp khởi nghiệp. Tạo nên sự bức phá trên thị trường phát triển nhanh chóng ngày nay. Đối với các doanh nghiệp mới thành lập, Mini App Startup là một giải pháp thông minh và đáng cân nhắc để bắt đầu và thành công trên hành trình kinh doanh.

Và nếu bạn đang có những thắc mắc về Zalo Mini App. Hãy Liên hệ DigiBird để được tư vấn thêm và hỗ trợ trải nghiệm các phiên bản Demo Zalo Mini App đa ngành. 

Xem thêm: 7 lý do doanh nghiệp nên phát triển Zalo Mini App

Related Posts
Image link
Image link
Hỗ Trợ Khách Hàng

Nếu quý khách cần bất kỳ hỗ trợ nào hoặc có bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ của DigiBird, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi thông qua cửa sổ chat này.

Liên hệ ngay cho DigiBird Team

Đội ngũ DigiBird luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn

Thời gian phản hồi trong vòng: 24h
Liên hệ ngay qua Social Channels

Đội ngũ DigiBird luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn

Theo dõi DigiBird trên:

DigiBird Hotline:

Dữ liệu đã được bảo vệ.